Phân lập chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy trinitrotoluene (TNT) từ nguồn đất, nước ô nhiễm

216 lượt xem

Các tác giả

  • Nghiêm Ngọc Hoa (Tác giả đại diện) Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Hà Trung Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Thị Tâm Thư Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Phạm Kiên Cường Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.78.2022.132-139

Từ khóa:

Vi sinh vật; Phân lập; TNT.

Tóm tắt

TNT (2,4,6 trinitrotoluen) là loại thuốc nổ quan trọng có độ bền hóa học cao, tuy nhiên, nó cũng là hóa chất có độc tính cao. TNT có thể được phân hủy bằng các con đường khác nhau, trong đó có con đường phân hủy sinh học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân lập các chủng vi sinh vật từ nguồn đất, nước bị ô nhiễm TNT và khảo sát khả năng phân hủy TNT của chúng. Hàm lượng TNT còn lại được đo bằng phương pháp quang phổ và được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Theo kết quả phân tích đã thực hiện, hai chủng TN1 và Z121 có khả năng phân hủy TNT ở nồng độ ban đầu 50 mg/L với hiệu suất lần lượt là 50,24% và 65,28% sau 5 ngày nuôi cấy. Hai chủng này được giải trình tự thông qua phản ứng PCR với cặp mồi rARN 16S. Kết quả giải trình tự và so sánh trình tự trên ngân hàng gen chủng TN1 thuộc chi Pseudomonas, chủng Z121 thuộc chi Klebsiella với mã số đăng ký trên GenBank tương ứng là MZ165355.1 và MZ165349.1.

Tài liệu tham khảo

[1]. Jeong W., Kyle L., Daniel R. “Transformation of 2,4,6 trinitrotoluene by purified xenobiotic reductase B from Pseudomonas fluorescens I-C”, Applied and Environmental microbiology, p. 4742-4750 Vol.66, No.11, 2000.

[2]. G. Gök, Z. Inal, M. Yiğitoğlu, Mustafa. Effect of Temperature and pH on Biodegradation of 2,4,6-trinitrotoluene (TNT) by Raoultella sp. isolated from TNT-contaminated soil. (2015).

[3]. Gumuscu B, Erdogan Z, Guler MO, Tekinay T. “Highly sensitive determination of 2,4,6-trinitrotoluene and related byproducts using a diol functionalized column for high performance liquid chromatography”. PLoS One. Published 2014 Jun 6.

[4]. Lê Thị Đức. “Nghiên cứu sử dụng enzyme ngoại bào của vi sinh vật để xử lý nước thải chứa TNT từ các cơ sở sản xuất quốc phòng”. Báo cáo đề tài cấp phân viện công nghệ mới và bảo vệ môi trường.

[5]. Mercimek HA, Dincer S, Guzeldag G, Ozsavli A, Matyar F. “Aerobic biodegradation of 2,4,6-trinitrotoluene (TNT) by Bacillus cereus isolated from contaminated soil”. Microb Ecol,66(3):512-21.

[6]. Nyanhongo G., Marc S., Georg M. “Biodegradation of 2,4,6-trinitrotoluene (TNT): An enzymatic perspective” Biocatalysis and Biotransformation, March/April 2005; 23(2): 53/69, 2009.

[7]. Zehra G., Murat I., Mustafa Y. “Biodegradation of 2,4,6-Trinitrotoluene (TNT) with Bacteria Isolated from TNT-polluted Waste Pink Water”. Department of Bioengineering, 2019.

[8]. Serrano Mó, Chandra R, Castillo-Zacarias C, Robledo-Padilla F, Rostro- Alanis MdJ, Parra-Saldivar R. “Biotransformation and degradation of 2,4,6-trinitrotoluene by microbial metabolism and their interaction”. Defence Technology, 2018.

[9]. Vũ Thị Minh Đức. “Thực hành Vi sinh vật”. Nhà xuất bản ĐHQG HN, 2001.

[10]. Widmer F, Seidler RJ, Gillevet PM, Watrud LS, Di Giovanni GD. “A highly selective PCR protocol for detecting 16S rRNA genes of the genus Pseudomonas (sensu stricto) in environmental samples”. Appl Environ Microbiol. 1998;64(7):2545-2553. doi:10.1128/AEM.64.7.2545-2553.1998.

Tải xuống

Đã Xuất bản

27-04-2022

Cách trích dẫn

Nghiêm Ngọc Hoa, Nguyễn Hà Trung, Nguyễn Thị Tâm Thư, và Phạm Kiên Cường. “Phân lập chủng Vi Sinh vật Có Khả năng phân hủy Trinitrotoluene (TNT) từ nguồn đất, nước ô nhiễm”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h 78, Tháng Tư 2022, tr 132-9, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.78.2022.132-139.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả