Xác định điều kiện thu nhận sinh khối Bacillus subtilis để tạo chế phẩm Synbiotic-Plus
157 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2022.253-259Từ khóa:
Bacillus subtilis; Synbiotic; Probiotic; Prebiotic.Tóm tắt
Synbiotic là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, được tạo thành bởi hai thành phần chính là chất xơ (prebiotic) và men vi sinh (probiotic). Synbiotic có chức năng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Ở Việt Nam, vi khuẩn Bacillus subtilis đang được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm probiotics bởi khả năng hình thành bào tử của chúng. Bào tử có thể nảy mầm và sinh trưởng trong điều kiện kỵ khí ở đường ruột, vì thế duy trì được quần thể vi khuẩn có lợi trong ruột. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng, phát triển của chủng và xác định một số tính chất của chủng từ đó làm tiền đề cho lên men tạo chế phẩm Synbiotic-Plus. Kết quả đã xác định được điều kiện nuôi cấy chủng vi sinh Bacillus subtilis: môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của chủng B. subtilis là DSM, pH 7, ở nhiệt độ 37 °C, tốc độ lắc 200 rpm sau 3 ngày nuôi cấy. Hiệu suất hình thành bào tử 85,57%. Chủng B. subtilis thể hiện tính chất của chủng probiotic như có khả năng sinh enzyme ngoại bào (cellulase, amylase, protease), khả năng kháng khuẩn (đối với E. coli, Salmonella).
Tài liệu tham khảo
[1]. Đoàn Thị Ngọc Thanh, Phạm Nguyễn Kim Lài, Phạm Thị Thúy Ngoan. “Đặc tính Probiotic và khả năng làm tan huyết khối của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis Natto”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56 (1): 104 – 110, (2020). DOI: https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2020.011
[2]. Ngô Tự Thành, Bùi Thị Việt Hà, Vũ Minh Đức, Chu Văn Mẫn. “Nghiên cứu hoạt tính enzym ngoại bào của một số chủng Bacillus mới phân lập và khả năng ứng dụng chúng trong xử lý nước thải”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 25: 101 – 106, (2009).
[3]. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty. “Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật”. NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 27-35, (1989).
[4]. G. Sreekumar1, Soundarajan Krishnan. “Enhanced biomass production study on probiotic Bacillus subtilis SK09 by medium optimization using response surface methodology”. African Journal of Biotechnology. 9 (45): 8078-8084, (2010). DOI: https://doi.org/10.5897/AJB10.1283
[5]. Hoa T. T., Duc, L. H., Isticato R., Baccigalupi L., Ricca E., Van P. H. and Cutting S. M. “The fate and dissemination of Bacillus subtilis spores in a murine model”, Appl. Environ. Microbiol. 67: 3819-3823, (2001). DOI: https://doi.org/10.1128/AEM.67.9.3819-3823.2001
[6]. Huynh, T. H. N. and Nguyen, T. H. “Examining Some Probiotics Activities of Bacillus subtilis natto”, International Journal of Modern Engineering Research. 6 (5): 33 –37, (2016).
[7]. Jianhua Xie, Rijun Zhang, Changjiang Shang and Yaoqi Guo, “Isolation and characterization of a bacteriocin produced by an isolated Bacillus subtilis LFB112 that exhibits antimicrobial activity against domestic animal pathogens”. African Journal of Biotechnology. 8 (20): 5611-5619, (2009).
[8]. Shimizu M. “Purification and characterization of phytase from Bacillus subtilis(natto) N-77”. Biosci. Biotechnol. Biochem. 56 (8): 1266-1269, (1992). DOI: https://doi.org/10.1271/bbb.56.1266