Nghiên cứu độ ổn định về hàm lượng và hoạt tính sinh học của chế phẩm chứa Bacillus subtilis, quercetin trong điều kiện thực nghiệm

138 lượt xem

Các tác giả

  • Nghiêm Ngọc Hoa (Tác giả đại diện) Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Hà Trung Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Lê Huy Hoàng Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2023.264-270

Từ khóa:

Bacillus subtilis; DPPH; Quercetin.

Tóm tắt

Hiệu quả của một chế phẩm sinh học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mật độ vi khuẩn trong chế phẩm. Trong thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản không được ảnh hưởng bất lợi, làm giảm số lượng bào tử vì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản phẩm. Nghiên cứu này xác định độ ổn định về hàm lượng quercetin (mg), mật độ bào tử Bacillus subtilis (CFU/g) và hoạt tính chống oxi hóa DPPH (%), hoạt tính kháng khuẩn của chế phẩm sinh học trong thời gian bảo quản. Kết quả thu được cho thấy sau thời gian bảo quản ở nhiệt độ thường 30°C, hàm lượng quercetin trong chế phẩm được duy trì ở 44,74 ± 0,15 mg/g, mật độ Bacillus subtilis khoảng 5,32 x 106 CFU/g. Chế phẩm trong thời gian bảo quản thể hiện hoạt tính chống oxi hóa với khả năng trung hòa DPPH > 60% và có hoạt tính kháng các vi khuẩn kiểm định E. coli, Salmonella trong điều kiện thực nghiệm.

Tài liệu tham khảo

[1]. Aguirre JS., Pin C., Rodriguez MR., García de Fernando GD. “Analysis of the Variability in the Number of Viable Bacteria after Mild Heat Treatment of Food”, Appl. Environ. Microbiol, 75, 6992-6997, (2009). DOI: https://doi.org/10.1128/AEM.00452-09

[2]. Đề tài cấp Viện Công nghệ mới năm 2021 “Nghiên cứu tạo chế phẩm Synbiotic-Plus (chứa chất xơ, men vi sinh, flavonoid) và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa trên động vật thực nghiệm”.

[3]. Mohapatra D. P., V. Thakur., S. K. Brar, "Antibacterial efficacy of raw and processed honey", Biotechnol Res Int, p. 917505, (2011). DOI: https://doi.org/10.4061/2011/917505

[4]. Mputu Kanyinda., Jean-noel & Jacqueline., Destain & Philippe., Noki & Philippe., Thonart, “Accelerated storage testing of freeze-dried Pseudomonas fluorescens BTP1, BB2 and PI9 strains”, African journal of biotechnology, 11, 16187-16191, (2012). DOI: https://doi.org/10.5897/AJB12.2370

[5]. Jaisinghani., R. N. “Antibacterial properties of quercetin”, Microbiology Research, 8, 1, (2017). https://doi.org/10.4081/mr.2017.6877. DOI: https://doi.org/10.4081/mr.2017.6877

[6]. Nguyễn Lân Dũng., Nguyễn Đình Quyến., Phạm Văn Ty, “Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật”, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 27-35, (1989).

[7]. Nguyễn Thị Kim Liên, Chế Quang Minh, Nguyễn Hương Thư, “Định lượng flavonoid toàn phần trong cao khô Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) Aug. DC.) bằng phương pháp quang phổ UV-VIS”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 5, p 57-61, (2018). DOI: https://doi.org/10.55401/jst.v2i1.152

[8]. Plank D. W., Szpylka J., Sapirstein H., Woollard D., Lee V., Chen, C. Y. O.; Liu R. H., Tsao R., Düsterloh A., Baugh S, “Determination of Antioxidant Activity in Foods and Beverages by Reaction with 2,2′-Diphenyl-1-Picrylhydrazyl (DPPH)”, J. AOAC Intern. 95, 1562-1569, (2012). DOI: https://doi.org/10.5740/jaoacint.CS2012_04

[9]. https://dav.gov.vn/images/upload_file/2022/iii15-huong-dan-nghien-cuu-do_on_dinh_cua_thuoc_2- phu-luc-i-kem-tt_1646996218.pdf.

[10]. http://www.fda.gov/food/generally -recognized-safe-gras/gras-notice-inventory.

Tải xuống

Đã Xuất bản

10-12-2023

Cách trích dẫn

Nghiêm Ngọc Hoa, Nguyễn Hà Trung, và Lê Huy Hoàng. “Nghiên cứu độ ổn định về hàm lượng Và hoạt tính Sinh học của Chế phẩm chứa Bacillus Subtilis, Quercetin Trong điều kiện thực nghiệm”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h FEE, Tháng Chạp 2023, tr 264-70, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2023.264-270.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học