Nghiên cứu tính chất kỵ nước, kháng tia cực tím của lớp phủ nanocompozit FEVE/CNTs trên cơ sở nhựa fluoroethylen vinyl ete (FEVE)
182 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.185-191Từ khóa:
Lớp phủ nanocompozit; Khả năng kháng UV; Kỵ nước; Fluoropolymer; Ống nano cacbon.Tóm tắt
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hầu hết các lớp phủ bảo vệ kim loại nhanh chóng xuống cấp và mất chức năng bảo vệ, độ bền dưới 5 năm. Các lớp phủ thông thường hiện nay điều không bền dưới tác động của tia cực tím và sự thấm ướt bề mặt. Nghiên cứu này nhằm mục đích chế tạo và khảo sát tính kháng thấm ướt và kháng UV của lớp phủ nanocompozit trên cơ sở fluoroethylen vinyl ete (FEVE) kết hợp với ống carbon nano (CNTs), đóng rắn bằng polyisocyanate. Độ bền cao của lớp phủ FEVE/CNTs nhờ năng lượng liên kết -C-F trong phân tử FEVE và hiệu ứng nano của ống CNTs. Sơn nanocompozit FEVE/CNTs gồm các thành phần chính: FEVE, CNTs, phụ gia kháng UV, được chế tạo bằng phương pháp nghiền và phân tán siêu âm. Các thử nghiệm cơ học được thực hiện để nghiên cứu tính chất cơ lý hóa của lớp phủ khi đóng rắn bằng polyissocyanate. Khả năng duy trì độ bóng màng sơn sau 720 giờ chiếu xạ và phun ẩm đạt trên 90%. Trong khi đó độ duy trì độ bóng của các lớp phủ polyurethane, epoxy, acrylic, alkyd lần lượt là 74%, 67%, 66% và 62%. Lớp phủ có tính kỵ nước cao, được thể hiện qua góc tiếp xúc đạt 105°.
Tài liệu tham khảo
[1]. Takashi Takayanagi, Nguyen Nhi Tru, Nguyen Thi Bich Thuy, “Research and application of Fluoropolyme as protective coatings,” The 5th National Conference (VICORRA2017) on Corrosion & Metal Protection, Baria, Vietnam, (2017).
[2]. H. Tanabe, “The progress of newly developed Fluoropolyme topcoat systems - Weathering performance and track records since the 1980’s,” Proceedings of the NACE Annual Meeting, (2011)
[3]. M. Yamabe, “Fluoropolymer Coatings,” Organofluorine Chemistry, 397 (1994). DOI: https://doi.org/10.1007/978-1-4899-1202-2_18
[4]. Mohammad Reza Ghadimi, Abolghasem, “Preparation and characterization of superhydrophobic and highly oleophobic FEVE-SiO2 nanocomposite coatings” Dolati Department of Materials Science and Engineering, Sharif University of Technology, Azadi Ave., P.O. Box 11155-9466, Tehran, Iran.
[5]. C.S. Tian, Y.R. Shen, “Structure and charging of hydrophobic material / water interfaces studied by phase-sensitive sum-frequency vibrational spectroscopy”, Proc. Natl. Acad. Sci. U. S. A. (2009). DOI: https://doi.org/10.1073/pnas.0901480106
[6]. R. Siavash Moakhar, M. Jalali, A. Kushwaha, G. Kia Liang Goh, N. Riahi-Noori, A. Dolati, M. Ghorbani, “AuPd bimetallic nanoparticle decorated TiO2 rutile nanorod arrays for enhanced photoelectrochemical water splitting”, J.Appl. Electrochem. (2018), https://doi.org/10.1007/s10800-018-1231-1. DOI: https://doi.org/10.1007/s10800-018-1231-1