Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự: Nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ gắn với ứng dụng thực tế
177 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.CAPITI.2024.3-10Từ khóa:
Tự động hóa; Điều khiển; Thông minh hóa.Tóm tắt
Bài báo trình bày tóm lược các kết quả nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực tự động hoá phục vụ quốc phòng an ninh của Viện Tự động hoá Kỹ thuật quân sự (KTQS). Các sản phẩm nghiên cứu của Viện là các sản phẩm được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế, có hàm lượng khoa học cao, công nghệ hiện đại phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Các sản phẩm tạo ra có ý nghĩa thiết thực góp phần vào nhiệm vụ hiện đại hóa vũ khí trang bị, nâng cao khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội ta. Qua các đề tài nhiệm vụ, lực lượng khoa học của Viện cũng đã từng bước lớn mạnh với nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Phát huy các kết quả đã đạt được, Viện Tự động hóa KTQS đã xây dựng những định hướng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Viện trong những năm tiếp theo để tiếp tục tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao đáp ứng yêu cầu trong chiến tranh hiện đại góp phần xây dựng quân đội vững mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất loạt “Đại đội PPK 37mm-2N đánh đêm bán tự động”.
[2]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Quốc gia: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống trinh sát, phát hiện, bám mục tiêu, điều khiển hỏa lực trong tổ hợp phóng tên lửa phòng không tầm thấp A72 tác chiến ngày và đêm” - CNĐT: TS Lê Trần Thắng.
[3]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Viện KH-CN quân sự: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cụm hỏa lực phòng không 14,5mm tự động đánh đêm cơ động” - CNĐT: GS. TSKH Cao Tiến Huỳnh.
[4]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Bộ Quốc phòng: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống tự động ổn định đường ngắm và đường bắn cho pháo cao xạ Zu23-2N trên cơ sở tích hợp với hệ thống tự động điều khiển hỏa lực đã có để lắp trên tàu cảnh sát biển” - CNĐT: TS Lê Việt Hồng.
[5]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Bộ Quốc phòng thuộc Đề án KC.NQ.06: “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển hỏa lực sử dụng khí tài quang điện tử thay thế hệ thống điều khiển hỏa lực và khí tài radar thế hệ cũ cho tổ hợp ZSU23-4” - CNĐT: ThS Phùng Chí Kiên.
[6]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp TP Hà Nội: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo xe tự hành AGV, ứng dụng phương pháp điều hướng dùng cảm biến quán tính và đường dẫn ảo, phục vụ vận chuyển khí tài trong kho hàng quân đội” - CNĐT: ThS Lê Bá Yến.
[7]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Viện KH-CN quân sự: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo robot làm sạch và bôi mỡ tự động cáp tời sàn nâng tàu hải quân tại nhà máy X52” - CNĐT: ThS Nguyễn Hồng Sơn.
[8]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Bộ Quốc phòng thuộc Chương trình KC.BM: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo tổ hợp thiết bị điều khiển từ xa dò bom mìn, vật nổ và có khả năng đào, xúc, gắp ở độ sâu đến 1,5m” - CNĐT: TS Vũ Quốc Huy.
[9]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Bộ Quốc phòng: “Hoàn thiện và ứng dụng hệ thống giám sát cảnh báo chống đột nhập bảo vệ căn cứ trên đảo” - CNĐT: TS Phạm Thị Phương Anh.
[10]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Bộ Quốc phòng thuộc Chương trình KC.KT: “Nghiên cứu, khai thác làm chủ và thiết kế, chế tạo khối dẫn đường quán tính (BIN_SPU) cho xe bệ phóng của tổ hợp tên lửa Bastion” - CNĐT: ThS Cao Đức Sáng.
[11]. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài KHCN cấp Bộ Quốc phòng: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ chuyển động 6 bậc tự do ứng dụng trong mô phỏng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu” - CNĐT: ThS Trần Trung Kiên.