Nâng cao độ bền cho vải địa kỹ thuật polyester bằng lớp phủ hữu cơ fluoropolyme/bitum ứng dụng trong xây dựng công trình bảo vệ bờ

112 lượt xem

Các tác giả

  • Trần Phương Chiến (Tác giả đại diện) Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Đình Chinh Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Văn Dũng Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Đại Thắng UBND huyện Ba Tri
  • Bùi Thành Dương UBND huyện Ba Tri
  • Đinh Văn Duy Trường Đại học Cần Thơ
  • Phạm Trung Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.94.2024.78-85

Từ khóa:

Lớp phủ bền UV; Vải địa kỹ thuật; Đê giảm sóng.

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục đích chế tạo và thử nghiệm lớp phủ bảo vệ cho vải địa kỹ thuật (ĐKT) polyester để tăng độ bền môi trường, ứng dụng xây dựng kè mềm giảm sóng bảo vệ bờ biển. Lớp phủ được chế tạo từ hỗn hợp fluoropolyme/bitum/dầu hạt điều, phụ gia kháng UV và một số loại phụ gia khác. Lớp phủ chế tạo đáp ứng tốt các yêu cầu về khả năng bám dính, tăng tính chất cơ lý và độ bền môi trường cho vải ĐKT polyester. Tính chất cơ lý được xác định bằng phương pháp đo độ bền kéo đứt. Tính chất hoá lý của lớp phủ được thử nghiệm thông qua các phương pháp phân tích TGA/DSC, FTIR. Độ bền môi trường được xác định bằng phương pháp QUV test 2000 giờ với chu kỳ 4 giờ chiếu UV và 4 giờ phun sương. Nghiên cứu đã thiết lập được đơn pha chế tối ưu của lớp phủ. Đồng thời kết quả thử nghiệm cũng cho thấy lớp phủ giúp vải ĐKT polyester tăng 27% tính chất cơ lý và tăng 30% độ bền môi trường.

Tài liệu tham khảo

[1]. James Gardiner, “Fluoropolymers: Origin, Production, and Industrial and Commercial Applications”, Aust. J. Chem, (2015). DOI: https://doi.org/10.1071/CH14165

[2]. M. Yamabe, “Fluoropolymer Coatings”, Organofluorine Chemistry, 397 (1994). DOI: https://doi.org/10.1007/978-1-4899-1202-2_18

[3]. Fluoropolymer Market by Type (PTFE, PVDF, FEP, Fluoroelastomers) & Application (Automotive, Electrical & Electronics, Chemical Processing, Industrial) – Global Trends & Forecast to 2018 [Online], (2013).

[4]. S. R. Parab, D S Chodankar, R. M. Shirgaunkar, M Fernandes, A. B. Parab, S. S. Aldonkar, P. P. Savoikar, “Geotubes for Beach Erosion Control in Goa”, Earth Sciences and Engineering, Vol. 4, pp. 1013-1016, (2011).

[5]. Linh, P. K., Ánh, C. T. N., Trung, L. H. & Nguyên, N. T. N. “Nghiên cứu bố trí không gian đê chắn sóng chống xói lở, bảo vệ bờ biển Phú Hải, Phú Vang, Thừa Thiên – Huế”. Tạp chí Tài nguyên nước số 01 tháng 02/2020, trang 58-66, (2020).

[6]. Doãn Tiến Hà, “Nghiên cứu diễn biến bãi do tác động của công trình giảm sóng, tạo bồi cho khu vực Hải Hậu-Nam Định”, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hải dương học, Hà Nội, (2015).

[7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển, (2012).

[8]. Nguyễn Nhị Trự và đồng nghiệp, “Weather resistance of organic coatings exposed in the rural and marine tropical condition”, Journal of Science and Technology, (2015).

Tải xuống

Đã Xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

Trần, P. C., Nguyễn Đình Chinh, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đại Thắng, Bùi Thành Dương, Đinh Văn Duy, và Phạm Trung. “Nâng Cao độ bền Cho vải địa kỹ thuật Polyester bằng lớp phủ hữu Cơ fluoropolyme/Bitum ứng dụng Trong xây dựng công trình bảo vệ bờ”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, vol 94, số p.h 94, Tháng Tư 2024, tr 78-85, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.94.2024.78-85.

Số

Chuyên mục

Hóa học, Sinh học & Môi trường