Nghiên cứu ảnh hưởng của Silica+ đối với quá trình hiếu khí dạng SBR trong xử lý nước thải

112 lượt xem

Các tác giả

  • Thái Tiến Dũng (Tác giả đại diện) Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Bùi Hồng Hà Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Huỳnh Văn Thể Khoa Môi trường & Bảo hộ lao động/Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trần Tuấn Việt Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Trịnh Bảo Sơn Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thành Trí Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.86.2023.56-62

Từ khóa:

SBR; Chất xúc tác sinh học; Quá trình sinh học hiếu khí; Nước thải chăn nuôi.

Tóm tắt

Silica+ là một chất xúc tác cộng hưởng sinh học có khả năng tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa bằng cách kích thích các phân tử nước hoạt động với năng lượng điện từ. Kết quả nghiên cứu đạt được đối với mô hình bể phản ứng theo mẻ (Sequencing batch reactors - SBR) bổ sung Silica+: Hiệu quả xử lý COD đạt 93,8%, Amoni đạt 88,9%, tổng Nitơ đạt 46,9%, tổng P đạt 60,5%, MLSS giảm trung bình 12% mỗi ngày, giá trị trung bình SiO2 hiện hữu là 16,4 mg/L. Kết quả nghiên cứu đạt được đối với mô hình SBR không bổ sung Silica+: Hiệu quả xử lý COD đạt 91,8%, Amoni đạt 95,6%, tổng Nitơ đạt 53,1%, tổng P đạt 67,2%, MLSS thay đổi không đáng kể, giá trị trung bình SiO2 hiện hữu là 24,7 mg/L. So sánh kết quả giữa 2 mô hình cho thấy bổ sung Silica+ vào mô hình SBR có hiệu quả xử lý COD tốt hơn 2%, amoni kém hơn 6,7%, tổng Nitơ kém hơn 6,2%, tổng Photpho kém hơn 6,7%, nồng độ MLSS giảm 29%, tất cả các kết quả trên được so sánh với mô hình SBR không bổ sung Silica+.

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Quang Vinh, “Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2020”, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, tr.18-19, (2021).

[2]. Quyết định số: 1520/QĐ-TTg “Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045”, (2020).

[3]. Bùi Hữu Đoàn, “Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, tr.5-6, (2011).

[4]. Inawati Othman, “Livestock wastewater treatment using aerobic granular sludge”, Bioresource Technology, Elsevier, pp.632, (2013). DOI: https://doi.org/10.1016/j.biortech.2013.01.149

[5]. Ruixiang Qu, “AntioilAg3PO4Nanoparticle/Polydopamine/Al2O3 Sandwich Structure for Complex Wastewater Treatment: Dynamic Catalysis under Natural Light”, Tsinghua University, Beijing, China, pp.2, (2018).

[6]. Ajit Das, Mrinal K. Adak, Nagendranath Mahata, Bhaskar Biswas, “Wastewater treatment with the advent of TiO2 endowed photocatalysts and their reaction kinetics with scavenger effect”, Journal of Molecular Liquids, Elsevier, pp. 2-3, (2021).

[7]. Nandana Babu, “One-pot hydrothermal synthesis of polypyrrole/Fe2O3 nano-seeds for energy storage application”, Materials Today: Proceedings, Elsevier, pp.1-4, (2021).

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-04-2023

Cách trích dẫn

Thái Tiến Dũng, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Văn Thể, Trần Tuấn Việt, Trịnh Bảo Sơn, và Nguyễn Thành Trí. “Nghiên cứu ảnh hưởng của Silica+ đối với Quá trình hiếu Khí dạng SBR Trong xử Lý nước thải”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, vol 86, số p.h 86, Tháng Tư 2023, tr 56-62, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.86.2023.56-62.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

##category.category##

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả