Nghiên cứu thiết kế động cơ phương tiện mang thử nghiệm thiết bị điện tử trên khoang ở chế độ vượt âm

163 lượt xem

Các tác giả

  • Hoàng Thế Dũng (Tác giả đại diện) Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Đỗ Kim Quang Học viện Kỹ thuật Quân sự

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2022.191-198

Từ khóa:

Chế độ vượt âm; Động cơ tên lửa; Tên lửa mang.

Tóm tắt

Thiết bị điện tử trên khoang (Payload) sau chế tạo thường được thử nghiệm kiểm tra nguyên lý làm việc, kiểm tra độ bền cơ nhiệt bằng các thử nghiệm tác động cơ học môi trường trong phòng thí nghiệm, và cuối cùng, được thử nghiệm bay ở chế độ vượt âm trên tên lửa mục tiêu để kiểm tra ảnh hưởng của môi trường thực lên thiết bị cũng như lên tên lửa. Thử nghiệm bay ở chế độ vượt âm trên tên lửa mục tiêu thường rất tốn kém và nhiều rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn thử nghiệm tổng hợp ở thời kỳ đầu của dự án. Vì vậy, phương án sử dụng tên lửa mang (tên lửa thử nghiệm) bay vượt âm để kiểm tra các tham số làm việc của thiết bị trước khi ứng dụng vào tên lửa mục tiêu là giải pháp hợp lý, hiệu quả về khoa học và kinh tế, có độ tin cậy và tính khả thi cao. Ở mỗi tên lửa như vậy, động cơ được thiết kế để phóng tên lửa đạt được một chế độ bay tính toán nhất định.

Tài liệu tham khảo

[1]. Hoàng Thế Dũng, “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tham số buồng đốt đến các tham số làm việc đặc trưng của động cơ tên lửa nhiên liệu rắn”, Luận án tiến sĩ kỹ thuật, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, tr. 40-60, (2018).

[2]. Nguyễn Lạc Hồng, “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (Sounding Rocket) đưa thiết bị khoa học để thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao”. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước. Mã số VT-CN.02/18-20, (2021).

[3]. Giovanni Rosanova, Jr. “NASA Sounding Rockets Annual Report 2020”. NASA (2020), pp. 32.

[4]. Anastasios I. Mourikis, “Vision-Aided Inertial Navigation for Spacecraft Entry, Descent and Landing”, IEEE Transactions on robotics, vol. 25, No.2, (2009). DOI: https://doi.org/10.1109/TRO.2009.2012342

[5]. Дорофеев А.А., “Проектирование и расчет параметров и характеристик камеры ракетного двигателя”, Изд. МГТУ им. Н.Э. Бауман (2002).

[6]. Кольга В.В., Семенова Л.А., Терехин Н.А, “Проектирование баллистических ракет и ракет-носителей”, Красноярск (2012).

[7]. Московский государственный технический университет им.Н.Э.Баумана, “Моделирование химических и фазовых равновесий привысоких температурах (AСTРA.4/pc)”, Описание применения, МГТУ (1997), Москва.

Tải xuống

Đã Xuất bản

23-12-2022

Cách trích dẫn

Hoàng Thế Dũng, và Đỗ Kim Quang. “Nghiên cứu thiết Kế động Cơ phương tiện Mang thử nghiệm thiết bị điện tử Trên Khoang ở Chế độ vượt âm”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h FEE, Tháng Chạp 2022, tr 191-8, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2022.191-198.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học