Đánh giá diễn biến và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hoạt động sinh kế của người dân huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và đề xuất giải pháp thích ứng

127 lượt xem

Các tác giả

  • Trần Thành Đạt Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM
  • Ngô Thị Huyền Trang Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM
  • Đinh Đức Hòa Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Đại học Công nghệ Tp.HCM
  • Trịnh Trọng Nguyễn Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Đại học Công nghệ Tp.HCM
  • Thái Văn Nam (Tác giả đại diện) Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Đại học Công nghệ Tp.HCM

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.79-90

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu; Giải pháp ứng phó; Mô hình MIKE; Tiền Giang; Xâm nhập mặn; Gò Công Đông; Tân Phú Đông.

Tóm tắt

Tình hình xâm nhập mặn (XNM) ngày càng diễn ra nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Gò Công Đông, huyện Tân Phú Đông nói riêng. Tuy vậy, nghiên cứu về XNM tại 2 huyện này còn chưa được nghiên cứu chuyên sâu và còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đánh giá diễn biến và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hoạt động sinh kế của người dân huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang là cần thiết. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, phân tích thống kê, so sánh và mô phỏng mô hình MIKE, thiết lập module MIKE11- HD và MIKE 11- AD nhằm thiết lập mạng sông và mặt cắt ngang cho các sông, nhánh sông dự báo nguy cơ Xâm nhập mặn (XNM) theo kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 để đánh giá hiện trạng XMN và tác động của nó đến hoạt động sinh kế của người dân tại huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông. Nghiên cứu đã đạt được một số kết quả chính như sau: (1) Tình hình XNM tại 2 huyện ngày càng có diễn biến phức tạp, mặn đến sớm, độ mặn cao lấn sâu vào trong nội đồng; (2) Theo kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 qua các giai đoạn 2030, 2050, 2070, 2100 thì XNM tại khu vực nghiên cứu có xu hướng tăng dần, độ mặn thấp nhất từ 4 – 6 g/l, đến năm 2100 độ mặn trên phạm vi toàn huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông đều vượt ngưỡng >12 g/l.

Tài liệu tham khảo

[1]. Lê Huy Bá (Chủ biên), Lương Văn Việt và Nguyễn Thị Nga, “Biến đổi khí hậu, thích ứng để chung sống”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, (2016).

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, Hà Nội, (2016).

[3]. Cục quản lý tài nguyên nước, “Những nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn”, Hà Nội, (2016).

[4]. Đặng Văn Dũng, Trần Đình Phương, Lê Thị Oanh, Trần Thành Công, “Khai thác mô hình MIKE 11 trong dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Số 693, tr. 48-58, (2018).

[5]. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gò Công Đông, “Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện và kế hoạch quốc gia về BĐKH giai đoạn của huyện Gò Công Đông”, Tiền Giang, (2019).

[6]. Quỹ Môi trường toàn cầu Việt Nam, “Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu”, (1992).

[7]. Lê Sâm, “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long,” Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Đề tài cấp nhà nước KC08- 18, (2001-2004).

[8]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, “Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược và kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020”, (2020).

[9]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, “Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn các năm (từ 2010 – 2019)”.

[10]. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Tiền Giang, “Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược và kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2019”, (2019).

[11]. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Tiền Giang, “Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, (2020).

[12]. Nguyễn Văn Đức Tiến & Võ Nhất Sinh, “Đất nhiễm mặn và Phương pháp sử dụng”, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, (2016).

[13]. DHI, “SDK User Guide, DFS file system, PFS file system”, (2017).

[14]. “Effect of Climate change and Land USU change on Saltwater Intrusion”, (2012).

Tải xuống

Đã Xuất bản

20-12-2022

Cách trích dẫn

Trần Thành Đạt, Ngô Thị Huyền Trang, Đinh Đức Hòa, Trịnh Trọng Nguyễn, và N. Thái Văn. “Đánh Giá diễn biến Và ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hoạt động Sinh Kế của người dân huyện Tân Phú Đông Và Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang Và đề xuất giải pháp thích ứng”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h VITTEP, Tháng Chạp 2022, tr 79-90, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.79-90.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học