Nghiên cứu tổng hợp xanh tổ hợp vật liệu nano kim loại hóa trị 0 từ dịch chiết lá trà xanh

185 lượt xem

Các tác giả

  • Lê Hồng Minh (Tác giả đại diện) Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Tô Phương Linh Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Thị Thu Hương Viện Công nghệ mới, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Quang Lý Trường Sĩ quan Lục quân 1
  • Nguyễn Trung Đức Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.85.2023.65-72

Từ khóa:

Tổng hợp xanh; Nano lưỡng kim; Polyphenol; Dịch chiết là trà xanh.

Tóm tắt

Nano sắt hóa trị 0 có thể xử lý một cách có hiệu quả nhiều loại chất ô nhiễm khác nhau trong môi trường, bao gồm các hợp chất hữu cơ chứa clo, kim loại nặng và một số chất vô cơ khác. Việc kết hợp thêm 1 xúc tác kim loại với sắt nano đã cho thấy hiệu quả xử lý chất ô nhiễm, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) tăng lên đáng kể. Các phương pháp tổng hợp nano bền vững, thân thiện với môi trường ngày càng được quan tâm. Một phương pháp sử dụng các loại hóa chất không độc hại, dung môi thân thiện với môi trường, quy trình đơn giản, là sử dụng dịch chiết từ lá trà xanh trong dung môi nước đã được tiến hành trong nghiên cứu này để tổng hợp một số tổ hợp nano kim loại hóa trị 0. Cụ thể, tổ hợp nano lưỡng kim Fe/Ni, Cu/Ni đã được tổng hợp. Trong đó, khối lượng nano kim loại được tạo thành nhiều nhất ở tỉ lệ mol muối sắt/kim loại thứ 2 là 3:1. Điều kiện tối ưu để tổng hợp vật liệu là: thời gian 12h, nhiệt độ 50 oC, pH trung tính.

Tài liệu tham khảo

. M. A. M. & F. A. M. FHeba Mohamed Fahmy, Fatma Mahmoud Mohamed, Mariam Hisham Marzouq, Amira Bahaa El-Din Mustafa, Asmaa M. Alsoudi, Omnia Ashoor Ali, “Review of Green Methods of Iron Nanoparticles Synthesis and Applications Heba,” Bionanoscience, vol. 8, pp. 491–503, (2018). DOI: https://doi.org/10.1007/s12668-018-0516-5

. X. Zhang, S. Lin, Z. Chen, M. Megharaj, and R. Naidu, “Kaolinite-supported nanoscale zero-valent iron for removal of Pb2+ from aqueous solution: Reactivity, characterization and mechanism,” Water Res., vol. 45, no. 11, pp. 3481–3488, (2011), doi: https://doi.org/10.1016/j.watres.2011.04.010. DOI: https://doi.org/10.1016/j.watres.2011.04.010

. N. M. Phạm Thị, B. Lê Thái, Đ. Phạm Huy, T. N. Nguyễn Thị, Đ. Phạm Tiến, and Á. H. Nguyễn Thị, “Xác định hàm lượng Polyphenol và EGCG trong chè và sản phẩm chè bằng phương pháp UV-VIS và HPLC,” Heavy metals and arsenic concentrations in water, agricultural soil, and rice in Ngan Son district, Bac Kan province, Vietnam, vol. 1, no. 1. pp. 8–12, (2018). doi: 10.47866/2615-9252/vjfc.692. DOI: https://doi.org/10.47866/2615-9252/vjfc.692

. B. Desalegn, M. Megharaj, Z. Chen, and R. Naidu, “Green synthesis of zero valent iron nanoparticle using mango peel extract and surface characterization using XPS and GC-MS,” Heliyon, vol. 5, no. 5, p. e01750, (2019), doi: 10.1016/j.heliyon.2019.e01750. DOI: https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2019.e01750

. A. Soliemanzadeh, M. Fekri, S. Bakhtiary, and M. H. Mehrizi, “Biosynthesis of iron nanoparticles and their application in removing phosphorus from aqueous solutions,” Chemistry and Ecology, vol. 32, no. 3. pp. 286–300, (2016). doi: 10.1080/02757540.2016.1139091. DOI: https://doi.org/10.1080/02757540.2016.1139091

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-02-2023

Cách trích dẫn

Lê, M., Tô Phương Linh, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Lý, và Nguyễn Trung Đức. “Nghiên cứu tổng hợp Xanh tổ hợp vật liệu Nano Kim loại hóa trị từ dịch chiết Lá Trà Xanh”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, vol 85, Tháng Hai 2023, tr 65-72, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.85.2023.65-72.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

##category.category##