Nghiên cứu chế tạo thuốc phóng pirocxilin xốp dùng cho đạn K59 quy mô phòng thí nghiệm

228 lượt xem

Các tác giả

  • Phạm Văn Khương (Tác giả đại diện) Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
  • Hoàng Thế Vũ Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
  • Đỗ Đức Trí Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
  • Lê Duy Bình Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
  • Hà Đức Giang Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
  • Phạm Thành Đạt Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
  • Dương Tiến Nguyện Viện Thuốc phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.80.2022.106-113

Từ khóa:

Thuốc phóng xốp; P-K59; Đạn 9x18 mm K59; Co ngót; Cỡ hạt; Chất tạo xốp; Ngâm.

Tóm tắt

Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ dung môi tới chất lượng bán thành phẩm thuốc phóng P-K59. Kết quả cho thấy, lựa chọn tỷ lệ dung môi/Pi cho quá trình trộn nitromas trong khoảng từ 130% đến 140%, hồ thuốc phóng sau khi trộn có chất lượng keo hóa tốt đảm bảo cho quá trình nén ép, độ co ngót theo đường kính kim từ 22,8% đến 25,2% và theo bề dày cháy từ 37,26% đến 39,16%. Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian, nhiệt độ và tỷ lệ nước/thuốc phóng trong quá trình ngâm. Chế độ ngâm tối ưu: Ngâm bán thành phẩm thuốc phóng ở 45 oC, thời gian ngâm 12 giờ với tỷ lệ nước/thuốc phóng là 12, thay nước sau mỗi 01 giờ. Chế tạo được 03 mẫu thuốc phóng P-K59 trong phòng thí nghiệm với lượng chất tạo xốp và cỡ hạt chất tạo xốp khác nhau. Kết quả thử nghiệm đạn K59 cho thấy sử dụng 03 mẫu thuốc phóng P-K59 chế tạo trong phòng thí nghiệm với lượng nhồi 0,22 g cho kết quả bắn đạt yêu cầu tương đương khi sử dụng thuốc phóng cầu C-K59 của Nhà máy Z1 với lượng nhồi 0,3 g.

Tài liệu tham khảo

[1]. Ngô Văn Giao, “Tính chất thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, (2005).

[2]. Phan Đức Nhân và cộng sự, “Công nghệ sản xuất thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa nitroxenlulo”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, (2013).

[3]. Ngô Thế Hải, “Nghiên cứu công nghệ chế tạo thuốc phóng pirocxilin xốp P-K51 cho đạn 7,62mm K51”, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội, (2016).

[4]. Данилин Г.А., Огородников В.П., “Основы проектирования патронов к стрелковому оружию”. Учебник. — СПб.: Балт. гос. тех. ун-т, (2005).

[5]. Дик В.Н. “Взрывчатые вещества, пороха и боеприпасы отечественного производства. Часть 1. Справочные материалы”, (2009).

[6]. В. К. Марьин, Н. М. Боклашов, Б. Г. Романенко и др, “Производство и эксплуатация порохов и взрывчатых веществ: П80 Учебник” – Пенза: ПАИИ, (2005).

Tải xuống

Đã Xuất bản

28-06-2022

Cách trích dẫn

Phạm Văn, K., Hoàng Thế Vũ, Đỗ Đức Trí, Lê Duy Bình, Hà Đức Giang, Phạm Thành Đạt, và Dương Tiến Nguyện. “Nghiên cứu Chế tạo thuốc phóng Pirocxilin xốp dùng Cho đạn K59 Quy Mô phòng Thí nghiệm”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h 80, Tháng Sáu 2022, tr 106-13, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.80.2022.106-113.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả