TỔNG HỢP ĐIỆN CỰC MÀNG MỎNG GRAPHEN BẰNG KỸ THUẬT IN 3D VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA
173 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.75A.2021.29-37Từ khóa:
Mực in 3D; Điện cực; Graphen; Màng mỏng.Tóm tắt
Điện cực màng mỏng graphen có nhiều ứng dụng quan trọng, nhưng việc tổng hợp gặp khó khăn do khả năng khó phân tán của graphen. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp điện cực màng mỏng graphen từ mực in graphen oxit bằng kỹ thuật in 3D. Graphen oxit được tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Các đặc trưng của điện cực màng mỏng graphen oxit và điện cực màng mỏng graphen oxit khử được xác định bởi ảnh kính hiển vi điện tử quét phân giải cao (FESEM) và phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX). Diện tích hoạt động điện hóa của điện cực được xác định bằng kỹ thuật quét thế vòng đa chu kỳ. Số liệu tính toán cho thấy, diện tích hoạt động điện hóa của điện cực màng mỏng graphen oxit khử cao hơn rất nhiều so với điện cực màng mỏng graphen oxit, lần lượt là 2,56 cm2 và 0,31 cm2tương ứng, điều này thể hiện tính dẫn điện vượt trội của điện cực màng mỏng.
Tài liệu tham khảo
[1]. Feng Zhang, Min Wei, Vilayanur V.Viswanathan, Benjamin Swart, Yuyan Shao, 3D printing technologies for electrochemical energy storage, Nano energy, Vol. 40, (2017), pp. 418-431.
[2]. Rafael M.Cardoso, Silvia V.F.Castro, Murilo N.T Silva, Ana P.Lima, Mario H.P.Santana, Edson Nossol, Rodrigo A.B.Sliva, Eduardo M.Richter, Thiago R.L.C Paixao, Rodrigo A.A Munoz, 3D-Printed flexible device combining sampling and detection of explosives, Sensors and Actuators B: Chemical, (2019), pp. 30659-30667.
[3]. B. J. K. D. B. : Velram Balaji Mohan, “ Development of Novel Highly Conductive 3D Printable Hybrid Polymer-Graphene Composites”, Materialstoday communications, Vol. 17, (2018), pp. 554-561.
[4]. K. H. Lee, B. Lee, S. J. Hwang, J. U. Lee, H. Cheong, O. S. Kwon, K. Shin, and N. H. Hur, “Large scale production of highly conductive reduced graphene oxide sheets by a solvent-free low temperature reduction,” Carbon N. Y., Vol. 69, 2014, pp. 327–335.
[5]. W. S. Hummers and R. E. Offeman, “Preparation of Graphitic Oxide” J Am Chem Soc, Vol. 80, (1958), pp.1339.