NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH LỌC ĐỂ LOẠI BỎ ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN MẪU NƯỚC NHIỄM MẶN ỨNG DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC KIM LOẠI V, Cr, Zn, Sr, Mo BẰNG ICP-MS

181 lượt xem

Các tác giả

  • Nguyễn Tất Thành (Tác giả đại diện) Viện Nhiệt đới môi trường/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

Từ khóa:

Lọc; Độ mặn; ICP-MS.

Tóm tắt

Trong quá trình phân tích kim loại nặng ảnh hưởng của độ mặn đến chất lượng kết quả là điều cần phải được đề cập. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này dựa vào quá trình lọc bằng giấy lọc Cellulose acetate có kích thước lỗ bằng 0.2µm. Thực hiện phân tích các kim loại V, Cr, Zn, Sr, Mo bằng thiết bị ICP-MS. Các yếu tố ảnh hưởng đến tín hiệu đo cũng như quy trình thực hiện lọc được khảo sát để chọn ra điều kiện tối ưu nhất cho quy trình phân tích. Kết quả phân tích cho thấy, đối với mẫu thử có nồng độ các kim loại khoảng 100ppb với độ mặn 30‰ trước khi lọc cho kết quả V (73,25 ppb), Cr (44,72 ppb), Zn(76,30 ppb), Sr (96,03 ppb), Mo(97,61 ppb). Sau khi lọc cho kết quả V (115,50 ppb), Cr (105,40 ppb), Zn (102,20 ppb), Sr (106,90 ppb), Mo(103,10 ppb). Quy trình đã được thử nghiệm và áp dụng trên mẫu nước biển thu thập ở Đà Nẵng.

Tải xuống

Đã Xuất bản

15-10-2020

Cách trích dẫn

Thành. “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH LỌC ĐỂ LOẠI BỎ ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN MẪU NƯỚC NHIỄM MẶN ỨNG DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC KIM LOẠI V, Cr, Zn, Sr, Mo BẰNG ICP-MS”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h 69, Tháng Mười 2020, tr 143-6, https://online.jmst.info/index.php/jmst/article/view/155.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>