Tính tương thích hoá học, độ bền cơ lý và khả năng phát xạ hồng ngoại của thuốc hoả thuật trên cơ sở hệ thành phần Al/Mg/PTFE/PAC/HD-70
120 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.IPE.2024.168-174Từ khóa:
Thuốc hoả thuật tạo nhiễu hồng ngoại; Hỗn hợp Al/Mg; Cường độ bức xạ.Tóm tắt
Độ bền cơ lý và khả năng phát xạ hồng ngoại là một trong đặc trưng quan trọng của thuốc hoả thuật phát xạ hồng ngoại. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá độ bền cơ lý của hệ thuốc hoả thuật khi sử dụng các chất kết dính: nitroxenlulo (NC), shellac, viton, poly acrylat (PAC) đã được hoá dẻo bằng hệ hoá dẻo năng lượng HD-70 (HD-70 là hỗn hợp chất hoá dẻo năng lượng trietylen glycol dinitrat (TEDGN) và dietylen glycol dinitrat (DEDGN) có tỷ lệ 70/30) và ảnh hưởng tỷ lệ Al/Mg đến khả năng phát xạ hồng ngoại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ kết dính PAC/HD-70 có khả năng tương thích hoá học tốt với hệ thuốc nền Al/Mg/PTFE. Đồng thời, các thỏi thuốc sử dụng hệ kết dính PAC/HD-70 có độ bền nén cao hơn đáng kể so với khi sử dụng các hệ chất kết dính/HD-70 khác. Bên cạnh đó, khi hàm lượng Al trong hỗn hợp Al/Mg tăng lên, cường độ bức xạ hồng ngoại ở cả hai dải bức xạ từ (1,65÷ 2,55) µm và (3,6 ÷ 5,3) µm đều tăng. Đáng chú ý là sự tăng cường độ bức xạ vùng α (3,6 ÷ 5,3) µm không đáng kể so với vùng β (1,65÷ 2,55) µm.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Văn Tính, Trần Quang Phát, “Cơ sở hoả thuật”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, (2010).
[2]. T. Q. Phát, N. V. Giao, N. Đ. Hà, H. N. Minh, “Nghiên cứu lựa chọn chất kết dính trong thành phần thuốc nổ nhiệt áp dùng cho đạn ĐNA-7V”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, (2020).
[3]. Amir Elsaidy, Hesman Ramzy Tantawy, “The Infrared Spectra of Customized Magnesium/Teflon/Viton (MTV) Decoy Flares to Thermal Signature of Jet Engine”, International Conference on Aerospace Sciences and Aviation Technology, Vol. 17, pp. 1-12, (2017). DOI: https://doi.org/10.21608/asat.2017.22484
[4]. Hawass, Ahmed, and Mahmoud Awad, “Binary Mixture Based on Epoxy for Spectrally Adapted Decoy Flare”, Adv. J. Chem.-Section A, (2020).
[5]. E. C. Koch, “Pyrotechnic countermeasures: II. Advanced aerial infrared countermeasures”, Propellants, Explosives, Pyrotechnics, vol. 31, pp. 3-19, (2006). DOI: https://doi.org/10.1002/prep.200600001
[6]. Koch, Ernst-Christian, “Metal-fluorocarbon based energetic materials”, John Wiley & Sons, (2012). DOI: https://doi.org/10.1002/9783527644186
[7]. Douda, Bernard E, “Genesis of infrared decoy flares: the early years from 1950 into the 1970s”, DTIC Document, (2009).
[8]. Trung, Toan N., and Nhung NT Cam, “Effects of Mg-Al alloy powder on the combustion and infrared emission characteristics of the mg-al/ptfe/viton composition”, Defence science journal 70.6, pp. 590-595, (2020). DOI: https://doi.org/10.14429/dsj.70.15522
[9]. Wang, Yi-kai, et al, “Effect of Mg-Al ratio on the combustion and infrared radiation properties of Al-Mg alloy/PTFE composition”, Journal of Physics: Conference Series, Vol. 2478, No. 3, IOP Publishing, (2023). DOI: https://doi.org/10.1088/1742-6596/2478/3/032023
[10]. Standardization Argeement STANAG 4147, “Chemical compability of ammunition componients with explosives (non-nuclear applications)”, NATO, (2001).
[11]. S. Elbasuney, et al., “Multi-component nanocomposite infrared flare with superior infrared signature via synergism of nanothermite and reduced graphene oxide”, Journal of Materials Science: Materials in Electronics, Vol. 31, No. 14, pp. 11520-11526, (2020). DOI: https://doi.org/10.1007/s10854-020-03699-8
[12]. Fisenko, A. I., S. N. Ivashov, “Determination of the true temperature of emitted radiation bodies from generalized Wien's displacement law”, Journal of Physics D: Applied Physics, Vol. 32 (22), 2882, (1999). DOI: https://doi.org/10.1088/0022-3727/32/22/309