Nghiên cứu mô phỏng đạn chạm đất thia lia bằng phương pháp phần tử hữu hạn

25 lượt xem

Các tác giả

  • Phan Ba Binh (Tác giả đại diện) Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
  • Phan Van Vu Viện Vũ khí, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.100.2024.139-145

Từ khóa:

Đạn chạm đất thia lia; Đạn xuyên vào đất; Mô phỏng đạn chạm đất thia lia; Mô phỏng đạn xuyên vào đất.

Tóm tắt

Nghiên cứu quá trình đạn xuyên vào đất là vấn đề hết sức phức tạp, do tính đa dạng và không đồng nhất các đặc trưng cơ lý của đất. Đến nay, đã có các công thức thực nghiệm cho trường hợp đạn xuyên sâu vào đất mà chưa có các tính toán cho trường hợp đạn chạm đất thia lia. Dựa trên việc so sánh kết quả mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn khi đạn xuyên sâu vào đất và kết quả tính toán theo công thức thực nghiệm, bài báo đã xây dựng được mô hình mô phỏng đạn xuyên sâu vào đất để ứng dụng mô hình đó mô phỏng quá trình đạn chạm đất thia lia. Kết quả mô phỏng đã chỉ ra được góc chạm mà đạn thia lia cho trường hợp nền đất có mật độ nén trung bình. Phương pháp này có thể được ứng dụng để mô phỏng cho các loại nền đất khác nhau nhằm xây dựng bộ thông số góc chạm mà đạn thia lia phục vụ cho tác chiến của pháo binh.

Tài liệu tham khảo

[1]. Robert S. Bernard, Daniel C. Creighton. “Projectile Penetration in soil and rock”. U.S.Army engineer waterways experiment station, (1979).

[2]. C.W.Young. “Depth prediction for earth penetrating projectile”. Journal, soil mechanic and foundations division American society of civil engineers, vol 95, No SM3, p803-817, (1969). DOI: https://doi.org/10.1061/JSFEAQ.0001285

[3]. Savvateev A.F., Budin A.V., Kolikov V.A. and Rutberg Ph.G. “High-Speed Penetration into Sand”. Int. J. Impact Engng., 26, No. 1, pp. 675-681, (2001). DOI: https://doi.org/10.1016/S0734-743X(01)00132-4

[4]. Forrestal M.J. and Luk V.K. “Penetration into Soil Targets”. Int. J. Impact Engng., Vol. 12, No.3, pp. 427-444, (1992). DOI: https://doi.org/10.1016/0734-743X(92)90167-R

[5]. Nicholas Nechitailo. “Hyper velocity Penetration in soil”. Procedia engineering 103, p427-435, ScienceDirect, (2015). DOI: https://doi.org/10.1016/j.proeng.2015.04.042

[6]. “Fatigue Data at zero mean stress comes from 1998 ASME BPV Code”, Section 8, Div 2, Table 5-110.1.

[7]. Laine L.,Sandvik A., "Derivation of mechanical properties for sand",4th SILOS,CI-Premier LTD, pp. 361-367, (2001).

Tải xuống

Đã Xuất bản

25-12-2024

Cách trích dẫn

Phan Ba, B., và Phan Van Vu. “Nghiên cứu Mô phỏng đạn chạm đất Thia Lia bằng phương pháp phần tử hữu hạn”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, vol 100, số p.h 100, Tháng Chạp 2024, tr 139-45, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.100.2024.139-145.

Số

Chuyên mục

Cơ học & Cơ khí động lực