Quản lý năng lượng tối ưu cho hệ thống xe điện lai
122 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.97.2024.16-24Từ khóa:
Quản lý năng lượng; Pin nhiêu liệu; Xe điện.Tóm tắt
Bài báo này giới thiệu một thuật toán quản lý năng lượng tối ưu cải tiến được thiết kế riêng cho hệ thống máy xúc thủy lực chạy bằng điện lai. Mục đích là tăng cường hiệu suất năng lượng, kéo dài tuổi thọ của nguồn điện và tối ưu hóa việc sử dụng hydro. Trong hệ thống này, pin nhiên liệu đóng vai trò là nguồn năng lượng chính, đồng thời tích hợp siêu tụ điện và pin mang lại những lợi ích như nâng cao hiệu suất năng lượng và lưu trữ năng lượng tái tạo để sử dụng trong tương lai. Để phân phối hiệu quả năng lượng giữa ba nguồn này và tối đa hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo, chúng tôi đề xuất thuật toán quản lý năng lượng mới. Thuật toán này kết hợp điều khiển logic mờ với thuật toán tối ưu hóa các tham số của hệ thống logic mờ bằng cách sử dụng kết hợp thuật toán tìm kiếm theo chiều lùi và lập trình động tuần tự. Sự tối ưu hóa này nhằm mục đích giảm mức tiêu thụ hydro và kéo dài tuổi thọ của các nguồn điện. Kết quả mô phỏng chứng minh rằng thuật toán quản lý năng lượng được đề xuất của chúng tôi giúp tăng cường đáng kể hiệu suất của xe, cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu của hệ thống máy xúc thủy lực chạy bằng điện hybrid, đồng thời nâng cao độ bền và hiệu suất của hệ thống pin và siêu tụ điện trong hệ thống pin nhiên liệu.
Tài liệu tham khảo
[1]. T. Li, L. Huang, and H. Liu, “Energy management and economic analysis for a fuel cell SC excavator,” Energy, Vol. 172, pp. 840-851, (2019).
[2]. B. Dandil, et. al, “Adaptive DC-Voltage control based on Type-2 neuro-fuzzy controller in a hybrid stand-alone power network with hydrogen fuel cell and battery”, International Journal of Hydrogen Energy, Vol. 75, pp. 303-313, (2024).
[3]. X. Huang, et al, “Predictive energy management of fuel cell SC hybrid construction equipment,” Energy, Vol. 149, pp. 718-729, (2018).
[4]. T. Li, H. Liu, and D. Ding, “Prospects for purely electric construction machinery: Mechanical components, control strategies and typical machines,” Automation in Construction, Vol. 164 (2024).
[5]. H. Wang, Q. Wang, and B. Hu, “A review of developments in energy storage systems for hybrid excavators,” Automation in Construction, Vol. 80, pp. 1-10, (2017).
[6]. L. Xu, J. Li, J. Hua, X. Li, and M. Ouyang, “Optimal vehicle control strategy of a fuel cell/battery hybrid city bus,” International Journal of Hydrogen Energy, Vol. 34, No. 17, pp. 7323-7333, (2009).
[7]. T. Azib, O. Bethoux, G. Remy, and C. Marchand, “Saturation Management of a Controlled Fuel-Cell/Ultracapacitor Hybrid Vehicle,” IEEE Transactions on Vehicular Technology, Vol. 60, No. 9, pp. 4127-4138, (2011).
[8]. T. X. Dinh et al, “Modeling and Energy Management Strategy in Energetic Macroscopic Representation for a Fuel Cell Hybrid Electric Vehicle,” Journal of Drive and Control, Vol. 16, No. 2, pp. 80-90, (2019).
[9]. R. Zhang and J. Tao, “GA-Based Fuzzy Energy Management System for FC/SC-Powered HEV Considering H2 Consumption and Load Variation,” IEEE Transactions on Fuzzy Systems, Vol. 26, No. 4, pp. 1833-1843, (2018).